Khi mang thai bà bầu rất hay bị cảm nguyên nhân là do khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao, lưu lượng máu tăng cao trên toàn cơ thể là tăng tiết dịch nhầy làm hẹp đường hô hấp dẫn đến sỗ mũi và nghẹt mũi. Nếu như không được điều trị tốt thì vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập vào gây ra bệnh cảm cúm. Nhiều bà mẹ luôn thắc mắc khi mang thai mà bị cảm thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Nếu uống thuốc thì sẽ có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?. Bà bầu bị cảm thì điều trị như thế nào?. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Những ảnh hưởng đến thai nhi khi bà bầu bị cảm.
- Nếu chỉ là bệnh cản thông thường thì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh là không cao. Nhưng để chắc ăn bạn cần đến khám bác sĩ để được theo dõi kỹ hơn nhé.
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai nếu bà bầu bị cảm do virus Rubella thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ là lên đến 80%. Nếu khi mang thai mà bị nhiễm virus này thì các bác sĩ thường khuyên bà mẹ nên phá thai
Ảnh hưởng của thuốc điều trị cảm đến thai nhi
Khi mang thai thì không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện, vì có rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm: sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm độc thai nghé, dị tật bẩm sinh…nếu muốn sử dụng thuốc thì trước hết bạn hãy hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ nhé. Một số ảnh hưởng của thuốc điều trị cảm đến thai nhi:
- Thuốc ho – long đờm: thuốc có tác dụng làm loãng đờm giúp dễ tốn ra ngoài nhưng lại có 1 tác dụng phụ cực kỳ nguyên hiểm đối với thai nhi là gây ra các dị tật mà dị tật nổi bật nhất đó là ở tim mạch.
- Thuốc ho thuộc họ acetylcystein thuốc này có khả năng truyền qua nhau thai nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng nhé.
- Thuốc làm giảm sổ mũi như nhóm thuốc co mạch hay kháng hitamin có thể gây tác dụng phụ là giảm lưu lượng máu đến thai nhi, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.
- Thuốc điều trị ho khan dextromethorphan thuốc này được cảnh báo là có thể gây ra quái thai nên cần thận trọng khi sử dụng nhé.
Phải làm gì khi bà bầu bị cảm?
- Giữ gìn vệ sinh tai – mũi họng. Dùng nước muối sinh lý xúc miệng và nhỏ mũi nếu bị ngẹt mũi.
- Nếu bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi có thể điều trị bằng một số bài thuốc dân gian: nước kinh giới và tía tô, xông mũi bằng nước ấm, ăn cháo trứng nóng, ăn nhiều trái cây có vitamin C, bổ sung thêm kẽm…
- Nếu bệnh kéo dài không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì nên đến khám bác sĩ để được điều trị đúng cách đồng thời làm cách xét nghiệm cần thiết để an tâm hơn.
Đó là một số kinh nghiệm khi bà bầu bị cảm. Chúc mẹ và bé luôn khỏe.
Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017
Home »
» Bà bầu bị cảm có những nguy hiểm gì?
Bà bầu bị cảm có những nguy hiểm gì?
tháng 10 04, 2017
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét