Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Ngôi thai ngược: Bà bầu phải cẩn trọng!

Để quá trình "vượt cạn" thành công mỹ mãn, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ rất quan trọng người ta hay gọi là ngôi thai. Ngôi thai thuận lợi nhất cho các mẹ bầu là phần đầu thai nhi chúi xuống dưới khung xương chậu còn mông sẽ hướng về phía bụng mẹ. Thời gian gần sinh, phần đầu của thai nhi sẽ được đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu để sẵn sàng ra ngoài. Nhưng xảy ra không ít hiện tượng ngôi thai ngược trong quá trình chuyển dạ tức là thai nhi có tư thế ngược lại phần đầu hướng về bụng mẹ, còn phần mông thì ở khung xương chậu. Dẫn đến các bà bầu sinh ngược, chân em bé sẽ được ra ngoài trước phần đầu. Trong các trường hợp này, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.



Hiện tượng ngôi thai ngược là do đâu?

Theo số lượng thống kê chỉ có khoảng 3% - 6% bà bầu xảy ra hiện tượng thai nhi có ngôi ngược khi đến ngày sinh. Hiện nay vẫn chưa có những khẳng định cụ thể về nguyên nhân gây ra ngôi thai ngược. Tuy nhiên có một số lời giải thích hợp lý về những nguyên nhân tác động trực tiếp đến vị trí của thai nhi.

- Sức khỏe của mẹ là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bé nằm ngược. Nếu mẹ bị tiểu đường sẽ dẫn đến sản sinh ra nhiều nước ối trong túi ối, chèn hết không gian để xoay chuyển của thai nhi. Do đó làm cho thai nhi có những chuyển động bất thường. Trường hợp nếu nước ối trong túi ối quá ít thì cũng gây khó khăn cho bé trong quá trình xoay chuyển vị trí. Do vậy, thai nhi không có vị trí chuẩn như bình thường.

- Mẹ lớn tuổi mang thai, hình dạng tử cung như hẹp, không bình thường,..., cách ăn uống, sinh hoạt của mẹ không hợp lý như uống rượu bia, chất kích thích hoặc hút thuốc lá trong quá trình mang thai cũng sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngôi thai ngược.

- Ngoài ra, tình trạng thai ngược cũng thường gặp phải ở các bà bầu sinh đôi hay sinh ba.

- Các trường hợp mẹ sinh non, thai nhi chưa kịp xoay đầu. Thai nhi bị dị tật, dây rốn ngắn cũng là nguyên nhân gây ra ngôi thai ngược.

Trong quá trình mẹ "vượt cạn", nếu phát hiện thai nhi bị ngược thì các y bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ làm cho thai nhi xoay đầu để ra ngoài an toàn. Nếu không có tác dụng thì họ sẽ chỉ định sinh mổ cho mẹ bầu.

Thai nhi trong bụng mẹ chỉ thụ động thụ hưởng những gì có từ mẹ. Nên từ những thông tin trên, các bà bầu hãy biết tự chăm sóc, cải thiện sức khỏe và kiểm tra định kỳ để cho thai nhi có thể phát triển tốt, có tư thế ngồi thuận lợi nhất cho quá trình chuyển dạ của mẹ. Tránh được hiện tượng ngôi thai ngược rất nguy hiểm cho bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét