Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Thai nhi 38 tuần và những điều cần biết


Khi thai nhi đạt 38 tuần tuổi cũng là lúc các mẹ mang cho mình những cảm xúc khó tả khác nhau, vừa lo lắng nhưng cũng đầy vui sướng hân hoan khi một thiên thần bé nhỏ của mình sắp chào đời. Khoảng thời gian khó khăn, nặng nhọc dường như sắp kết thúc. Nhưng bạn chưa thể nghỉ ngơi đâu nhé! Hãy tìm hiểu thật kỹ càng về thai nhi 38 tuần tuổi và những điều cần biết để chuẩn bị cho việc chào đón đứa con thân yêu của mình nhé.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38:
- Trong tuần 38 này, bé đã nặng được 2,9-3,2kg và chiều dài từ đầu đến mông khoảng 50cm (các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút). Cơ thể bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời, mặc dù bạn có thể cảm thấy mức tăng trọng của bé đã giảm hoặc thậm chí ngưng lại.
- Bé đã phát triển cơ mút và nuốt nước ối nên chất thải đã tích tụ lại trong ruột của bé. Các tế bào thải ra từ ruột, tế bào da chết và lông măng rụng đi là các chất thải tạo thành phân của bé (phân su), chúng có màu xanh sẫm trong lần bé đi tiêu đầu tiên.
- Nếu là bé trai tinh hoàn đã tuột xuống bìu, là bé gái thì môi âm hộ đã phát triển hoàn chỉnh.
- Tuần thứ 38, em bé vẫn đang tiếp tục phát triển. Nhưng đại đa số các cơ quan đã trưởng thành và đầy đủ chức năng. Ngoài ra, hai bộ phận đặc biệt là não và phổi bé tuy hoạt động ngay lập tức khi bé ra ngoài tử cung, nhưng vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Những thai đổi của cơ thể mẹ:
- Tâm lý của các mẹ lúc này là muốn có một môi trường sạch sẽ và an toàn cho em bé sắp chào đời, vì thế bạn sẽ ở trong trạng thái điên đầu khi nhìn thấy bụi bẩn ở mọi góc nhà, không có nơi nào sạch khuẩn tinh tươm để chào đón em bé của bạn. Ngoài ra, những cảm xúc ruột gan nóng như lửa đốt, mong chờ háo hức hay lo lắng cũng là tâm lý của bạn trong giai đoạn này.
- Bạn sẽ trải qua nhiều cơn co thắt braxton Hicks để thúc đẩy lưu thông máu đã được oxy hóa vào tử cung và bé, làm mềm cổ tử cung chuẩn vị cho việc sinh đẻ. Đôi khi những cơn co thắt này rất mạnh, nhưng bạn không cần phải bận tâm trừ khi cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế.
-Nếu bạn thấy hơi nhức ở bàng quang và phải đi vệ sinh nhiều hơn thì có thể bé đã chúi xuống khung chậu của bạn.
- Nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, xuất hiện những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hay những cơn đau lưng dồn lên liên tiếp hãy nói với bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.
- Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Tìm một chiếc ghế thoải mái để ngồi, uống nước, đọc sách hay nghịch điện thoại là những gì bạn cần làm lúc này.
- Vùng da bụng của bạn lúc này bị kéo dãn và căng như một cái trống, vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm.
Thai nhi 38 tuần và những điều cần biết đã làm bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi của bản thân và thai nhi chưa nào. Một lời khuyên dành cho các mẹ nhé, các bạn nên tìm mua các vật dụng cần thiết cho bạn và bé trước khi bước vào tuần thứ 38 để tránh tạo ra những áp lực không đáng có trong tuần lễ quan trọng này. Hãy để tinh thần mình thoải mái nhất cho việc đón chào một thiên thần bé nhỏ của bạn nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét