Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Dư ối ở những tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm?

Dư ối là tình trạng có quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh và giúp nuôi sống bé) trong thai kỳ. Bác sỹ phụ sản có thể thông báo cho bạn tình trạng này vào những tháng cuối của thai kỳ. Dư ối không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nhưng bạn nên nằm viện theo dõi để quá trình sinh bé được an toàn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng dư ối ở những tháng cuối thai kỳ và cách theo dõi.

Dư ối có làm cho em bé khỏe mạnh không?
Hầu hết bà bầu dư ối sẽ không có vấn đề gì đáng kể trong thời gian mang thai và em bé sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường.
Dư ối làm gia tăng nhẹ một số nguy cơ sau:
Chuyển dạ sinh non (trước 37 tuần), ngôi thai bất thường, sa dây rốn
Đối với mẹ bầu:
Khó thở
Sưng phù chân
Ợ nóng
Táo bón
Những nguyên nhân nào thường gây dư ối và chúng có nguy hiểm không?
Sinh đôi
Đái tháo đường thai kỳ ở người mẹ
Sự tắc nghẽn trong ruột của bé
Bất thường bánh nhau
Bệnh Rhesus
Hội chứng phù thai (Hydrops fetalis)
Một vấn đề di truyền ở trẻ
Nếu bạn bị dư ối, các bác sỹ có thể không tìm thấy nguyên nhân. Phần lớn thì bình thường nhưng cũng có một số nguyên nhân dư ối gây nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần đi khám thai thường xuyên để được theo dõi.
Những điều cần làm nếu mẹ bầu dư ối
Các cuộc hẹn khám thai bổ sung và siêu âm để kiểm tra sức khỏe bạn và con bạn
Lên kế hoạch sinh nở tự nhiên.
Cố gắng đừng lo lắng vì dư ối thường không gây nguy hiểm.
Nghỉ ngơi nhiều hoặc nghỉ thai sản sớm.
Lắng nghe tư vấn của bác sỹ hoặc nữ hộ sinh để biết những dấu hiệu nước ối của bạn vỡ sớm hoặc chuyển dạ sớm hơn dự kiến.
Hỏi kinh nghiệm của những mẹ bầu đã từng bị dư ối trên các diễn đàn online.
Mẹ bầu dư ối nên sinh con ở nhà hay bệnh viện?
Bạn thường được khuyên sinh con trong bệnh viện, nơi có sẵn các thiết bị hỗ trợ sinh và phương pháp điều trị cần thiết cho bạn và em bé sơ sinh.
Bạn thường có thể chờ đợi chuyển dạ tự nhiên và sinh thường. Đôi khi bác sỹ quyết định bạn cần hỗ trợ khởi phát chuyển dạ (bắt đầu dùng thuốc) hoặc mổ lấy thai (phẫu thuật để sinh con) nếu có nguy cơ đối vớibạn hoặc thai nhi.
Có thể bạn sẽ có nhiều sản dịch trong quá trình sinh nở, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng. Nhịp tim của bé (tim thai) cũng có thể cần được theo dõi trong thời gian chuyển dạ.
Sau khi sinh, em bé của bạn sẽ được chăm sóc và bác sỹ có thể cho một số xét nghiệm để kiểm tra.
Trên đây là những thông tin các mẹ bầu cần biết về dư ối. Hầu hết trẻ sơ sinh có mẹ bị dư ối sẽ sinh ra bình thường và khỏe mạnh. Bạn nên khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến bác sỹ phụ sản để được hỗ trợ khi cần thiết.

1 nhận xét: