Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Tư thế quan hệ khi mang thai ba tháng giữa cho mẹ bầu

Khi mang thai đến tháng thứ ba cơ thể mẹ ổn định hơn, nhu cầu quan hệ tăng lên do lượng hooc môn tăng lên. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý tư thế quan hệ khi mang thai ba tháng giữa không ảnh hưởng đến em bé mà người mẹ vẫn đạt được khoái cảm.

1. Lợi ích quan hệ khi mang thai

- Quan hệ khi mang thai đem lại những lợi ích to lớn mà các mẹ không ngờ đến:

- Giảm cơn đau đầu, dễ ngủ: khi mang thai các mẹ thường đối diện với những cơn đau đầu, quan hệ khi mang thai giúp mẹ giảm đau, đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu giấc.

- Tăng tình cảm vợ chồng: khi có bầu các mẹ thường cấm vận chồng vì lo ảnh hưởng đến em bé, vì vậy vợ chồng thiếu những hành động gần gũi. Việc quan hệ giúp vợ chồng gần gũi, tình cảm gắn bó hơn.

- Giảm stress: quan hệ khi mang thai là cách giảm stress vô cùng hiệu quả. Nếu các mẹ cảm thấy căng thẳng quá thì hãy thử ngay nhé, đảm bảo hiệu quả bất ngờ.

2. Tư thế quan hệ

Sau đây là một trong những tư thế quan hệ ba tháng giữa an toàn cho các mẹ:

-Tư thế Woman on top: hay còn ngọi là cưỡi ngựa đó là tư thế quan hệ vợ ngồi lên trên chồng, trong tư thế quan hệ này bụng của mẹ bầu không bị ảnh hưởng, mẹ có thế nhẹ nhàng từ từ thực hiện, mẹ có thể kiểm soát tốc độ, cũng như độ sâu, tư thế này mẹ bầu dễ dàng có được khoái cảm cao.

- Tư thế sexy poon: mẹ bầu nằm quay lưng lại chồng, chồng sẽ đi vào từ phía sau một cách dễ dàng, không đụng chạm gì đến em bé, rất an toàn.

- Tư thế cả hai cùng đứng: Với từ thế này mẹ bầu đứng phía trước, chồng đứng đằng sau đi vào từ phía sau.

- Tư thế nữ ngồi mép giường: chồng nằm nửa người trên giường chân dưới đất, mẹ bầu ngồi trên quay lưng lại chồng.

- Tư thế chổng mông: các mẹ có thể nằm chổng mông chồng đi vào từ phía sau.

3. Lưu ý khi quan hệ

Tuy rằng quan hệ tốt cho các mẹ bầu, cũng như có các tư thế quan hệ khi mang thai ba tháng giữa an toàn nhưng các mẹ cần chú ý những trường hợp sau không nên quan hệ:

- Mẹ từng bị dọa sảy thai

- Mẹ có dấu hiệu tiền sản giật

- Mẹ huyết áp cao

- Mẹ dọa sinh non hoặc có tiền sử sinh non,

- Mẹ đang có dấu hiệu bệnh phụ khoa

- Mẹ bị nhau tiền đạo, nhau có hiện tượng bóc tách

- Chồng đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Mẹ được bác sĩ khuyên không nên quan hệ

Các mẹ chú ý khi quan hệ cần phải chú ý cần hết sức nhẹ nhàng, tránh những động tác mạnh, hoặc kích thích tình dục quá nhiều dễ dẫn đến trường hợp sinh non.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ, tránh sự viêm nhiễm cho mẹ cũng như ngăn cản tinh trùng vào trọng hạn chế hiện tượng co bóp của tử cung.

Đặc biệt quan hệ theo cảm giác, ý muốn của phụ nữ, nếu các mẹ cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú thì nên tránh.

Qua đây, hy vọng các mẹ đã nắm cho mình các tư thế quan hệ mang thai ba tháng giữa, lợi ích quan hệ cũng như những lưu ý khi quan hệ. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.

Tư thế ngủ cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai

Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người và nó càng quan trọng hơn đối với các bà bầu. Ở mỗi giai đoạn thai kì khác nhau đòi hỏi những tư thế ngủ cho bà bầu lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Để tốt cho mẹ và thai nhi chúng ta cần nên quan tâm về tư thế ngủ cho bà bầu như thế nào sao cho hợp lý để các mẹ bầu có thể sống vui khỏe, tránh được mệt mỏi trong thời kỳ mang thai nhé!

Giai đoạn đầu thai kỳ
Từ lúc mới mang thai đến 3 tháng rất quan trọng và đây cũng là giai đoạn mới bắt đầu hình thành thai nhi. Có thể lúc này thai nhi còn quá nhỏ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt của các bà mẹ. Vì thế các mẹ có thể ngủ theo tư thế mình thích miễn sao thấy thoải mái là được. Trừ những tư thế như nằm sấp hoặc có thói quen để gói trên bụng, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến các mẹ khó ngủ. Tuy vậy lời khuyên hữu ích cho bạn là bạn nên tập cho mình thói quen nằm nghiêng về bên trái ngay từ đầu thai kì.

Giai đoạn giữa thai kì

Bắt đầu từ tháng thứ 4 đên tháng thứ 7. Ở giai đoạn này các mẹ bắt đầu cảm thấy những thay đổi khác do thai nhi trong bụng mang lại. Vòng hai trở nên to hơn nên từ vận động cho đến giấc ngủ cũng vì thế trở nên khó khăn. Họ thường có cảm giác nặng nề ở phần chân khi phần bụng bảo bọc đứa con của mình đang ngày một lớn dần. Nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho tư thế ngủ cho bà bầu ở giai đoạn này, các bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái mà lại không sợ đè lên gây áp lực cho bào thai như các tư thế khác, cung cấp được oxi cho thai nhi. Vì họ cần bảo vệ phần bụng của mình sao cho an toàn, để con họ được phát triển tự nhiên trong bụng, bản thân người mẹ cũng không bị ảnh hưởng nhiều nếu chọn cho mình tư thế ngủ nằm nghiêng.
Nằm nghiêng bên trái được cho là tốt nhất cho mẹ bầu

Giai đoạn cuối thai kì

Khi bạn nằm ngửa, thai nhi sẽ đè lên cột sống và một số cơ quan khác trong cơ thể, gây ra một số hiện tượng khó chịu trong lúc ngủ, khiến giấc ngủ bạn trở nên khó khăn. Đồng thời nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng cuối khi chính tư thế ngủ cho bà bầu này lại làm giảm lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

Nếu ở giai đoạn đầu thai kì tư thế ngủ cho bà bầu là tùy ý, thì đến giai đoạn vàng này việc chọn tư thế ngủ là vô cùng quan trọng. Các bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái nhằm giúp cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và nhanh đến chổ của thai nhi, hơn hết lúc này tử cung xoay về phía bên phải, nên việc nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn.

Thai nhi càng lớn đồng nghĩa với việc tử cung sẽ tăng dần kích thước. điều này vô tình dẫn đến việc tử cung chèn ép phía dưới cơ hoành (kết hợp với phổi giúp đưa không khí lên phổi), lúc này cơ hoành bị hạn chế mở rộng gây nên tình trạng khó thở cho các bà bầu. Nằm nghiêng về bên trái có thể giảm bớt khả năng chèn ép tử cung vào cơ hoành. Các mẹ bầu sẽ không cảm giác khó thở hơn trong thời gian mang thai khi ngủ.

Lời khuyên về giấc ngủ của các bà bầu

- Bạn có thể gác chân lên gối nếu cảm thấy mỗi chân, điều này có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn

- Mặc những trang phục rộng thoáng mang tính chất thoải mái. Đồng thời bạn có thể mang thắt lưng dành cho bà bầu để tạo cảm giác dễ chịu nhằm dễ đi vào giấc ngủ hơn

- Tránh nằm ngửa và nằm sấp khi mang thai

- Đặt gối cao hơn bình thường để tránh tình trạng ợ hơi, trào ngược axit

Có thể thời kì mang thai là thời kì khó nhọc nhất đối với người phụ nữ, nhưng nếu biết cách lựa chọn tư thế ngủ cho bà bầu như thế nào là hợp lý nhất thì khoảng thời gian thai kì có khó khăn sẽ trở nên đơn giản hơn phải không nào? Cố gắng nằm nghiêng về bên trái để giấc ngủ đến dễ dàng, cho mẹ và bé có được ngủ ngon hơn, vừa đảm bảo được sức khỏe tốt với một tin thần thư thái. Sau 9 tháng 10 ngày con yêu lại nằm trong vòng tay mẹ nũng nịu rồi, mẹ chăm sóc cho con suốt cả thai kì, nâng niu và yêu thương con ngày con cất tiếng khóc chào đời, mĩm cười chào con đến bên vòng tay của mẹ.






Sinh mổ sau bao lâu được quan hệ trở lại?

Quan hệ vợ chồng vốn là nhu cầu tất yếu của mỗi người, tuy nhiên sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, chị em phụ nữ cần phải kiêng cữ quan hệ trong một thời gian để phục hồi lại cơ thể. Do đó, việc quan hệ vợ chồng trong thời gian này cũng có nhiều thay đổi. Vậy sinh mổ sau bao lâu được quan hệ trở lại? Đây là vấn đề nhiều cặp vợ chồng băn khoăn và thắc mắc. 

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau khi sinh mổ?

Cơ thể của chị em phụ nữ có nhiều thay đổi sau khi sinh, đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ. Sau khi sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ giảm sút một cách rõ rệt vì họ phải trải qua cuộc phẫu thuật mất nhiều máu. Do đó các sản phụ rất cần thời gian để nghỉ ngơi tịnh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, tử cung và dạ con cũng như vùng kín của chị em đặc biệt trở nên nhạy cảm sau một thời gian vất vả mang thai và sau quá trình sinh nở. Cho nên các cặp vợ chồng trong thời điểm này cần đặc biệt lưu ý và tuyệt đối kiêng cữ nhằm đảm bảo an toàn cho chị em cũng như giúp quá trình phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Nếu quan hệ quá sớm trong thời điểm cần kiêng khem sẽ khiến các sản phụ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, viêm vùng kín, bục vết mổ dẫn đến quá trình hồi phục chậm hơn.

Sinh mổ sau bao lâu được quan hệ trở lại?


Để đảm bảo an toàn cho sản phụ, các cặp vợ chồng nên chú ý đến vấn đề kiêng cữ cũng như thời gian kiêng khem sinh mổ sau bao lâu được quan hệ? Theo quan niệm dân gian, sau khi sinh, nên tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên các cặp vợ chồng có thể quan hệ sớm hơn trong khoảng thời gian này nếu cơ thể của chị em bình phục sớm và không còn các vấn đề phát sinh sau khi mổ.

Thông thường, thời gian phù hợp để quan hệ trở lại đó chính là sau khoảng 6 đến 8 tuần sau khi sinh hoặc khi vết mổ đã lành hẳn, hết sản dịch, cơ thể mẹ đã bình phục hoàn toàn và không còn các biểu hiện như đau nhức, khó chịu... Tùy theo cơ địa của từng người mà thời gian phục hồi vết mổ diễn ra nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh quan hệ trước thời gian kiêng cữ quy định nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe sản phụ.

Hy vọng qua bài viết này các mẹ có thể biết được sinh mổ sau bao lâu được quan hệ? Các chị em nên chú ý để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Chúc các mẹ mau phục hồi sức khỏe, con bạn mau lớn và gia đình hạnh phúc!

Bà bầu có nên uống nước dừa khi mang thai hay không?

Nước dừa là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích, đặc biệt những về việc uống nước dừa khi mang thai được nhiều người mách nhau là tốt cho mẹ bầu và em bé.Bên cạnh đó cũng có nhiều băn khoăn về tác dụng không mong muốn của nước dưa cho mẹ bầu. Vậy mẹ bầu có nên uống nước dừa khi mang thai hay không ? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.


Tác dụng của nước dừa cho mẹ uống nước dừa khi mang thai:

Thường xuyên uống nước dừa khi mang thai 
đem lại cho mẹ những lợi ích tuyệt vời sau đây:

- Khi mang thai việc đáp ứng tuần hoàn cho mẹ cùng với việc duy trì và đảm bảo lượng nước ối cho thai nhi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nước cơ thể mẹ có thể dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí dẫn đến nguy cơ thiếu nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi . Mẹ được khuyên là nên cung cấp đủ 3 lít nước mỗi ngày, uống nước dừa là cách để mẹ bổ sung lượng nước cho cơ thể và bổ sung nước ối cho thai nhi.

- Trong nước dừa chứa rất nhiều các chất điện phân như canxi, kali, natri và phốt pho, các chất điện phân này giúp cơ thể mẹ giữ đủ lượng nước trong cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Hơn nữa nước dừa là thức uống có rất nhiều trong tự nhiên của nước ta, hàm lượng đường có trong nước dừa cũng rất thấp, rất thích hợp cho mẹ bầu bổ sung trong thời kỳ mang thai. Vì vậy mẹ hãy chọn nước dừa để thay cho những thức uống không có lợi như nước ngọt hay các đồ uống công nghiệp khác nhé.

Vài lưu ý cho mẹ khi uống nước dừa khi mang thai

- Nước dừa có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, đối với những mẹ có cơ địa yếu, ốm nghén khi uống nước dừa vào những tháng đầu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tình trạng ốm nghén thêm trầm trọng và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mẹ hãy chọn nước dừa từ tháng thứ 3 trở đi và chỉ uống khi cơ thể đang khỏe mạnh

- Mặc dù có rất ít lượng đường trong nước dừa nhưng đối với những mẹ có lượng đường trong máu cao dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế uống nước dừa.

- Khi uống nước dừa thì mẹ nên dùng ngay không nên uống nước dừa đã bảo quản lâu, chỉ nên uống 3 – 4 quả/ tuần

Nước dừa có giá trị dinh dưỡng cao và có sẵn rất nhiều trong tự nhiên, cùng với những lưu ý trên sẽ giúp mẹ dùng đúng cách uống nước dừa khi mang thai.



Lưu ý khi siêu âm tuần thứ mấy thì có tim thai?

Các mẹ thường theo dõi các bước trưởng thành của trẻ trong bụng mẹ, song với nhưng bà mẹ son thì khá bỡ ngỡ về các vấn đề của thai nhi. Các mẹ không biết rõ ràng tuần thứ mấy thì có tim thai hay sự phát triển theo mỗi giai đoạn của thai nhi thế nào? Làm thế nào để theo dõi sự phát triển của trẻ rõ nhất?


Các mẹ có thể biết mình có mang sau 2 tuần chậm kinh bằng phương pháp thử que thử thai, ngay từ ngày thứ 16 thì phôi thai đã bắt đầu xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim, dù hình dáng tim thai chưa hình thành, nhưng cũng bắt đầu hoạt động co bóp như một quả tim thực thụ. Tuần thứ 4, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim thai hoàn thiện hơn dù thai nhi chưa hình thành các bộ phận cơ thể. Cuối tuần thứ 5 thì phôi thai bắt đầu có hình hài, ống thần kinh phát triển chạy dọc suốt chiều dài của phôi, hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai.

Vậy tuần thứ mấy thì có tim thai?

Bằng các phương tiện siêu âm hiện đại, có thể nghe thấy tim thai ở tuần thai thứ 6, bác sĩ sẽ đặt máy nghe siêu âm trên bụng bạn, để bạn được nghe thấy nhịp sống của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tuần thứ mấy thì có tim thai vì có những người nghe thấy tim thai muộn hơn ở tuần thứ 8, 9, 10,...

Đến tuần thứ 20 trở đi thì bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được tiếng tim thai đập từng nhịp. Bố có thể cuộn một tờ giấy cứng để đặt tai áp sát vào bụng bầu đã nghe được nhịp tim của thai. Nhịp tim thai đập nghe được càng to và đều thì chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển rất tốt.

Sự phát triển của thai nhi sau khi có tim thai

Tuần thứ mấy thì có tim thai sẽ phụ thuộc vào cơ thể của người mẹ, nhưng thường sau tuần thứ 10 thì các mẹ có thể nghe được tiếng tim thai thật đều. Ccá mẹ cần bổ sưng hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho bé vào thời gian này. Nghi ngơi và làm việc điều độ, chú ý khẩu phần ăn để thai nhi được hấp thu tốt nhất.

Đừng lo lắng về các vần đề khi mang bầu, hãy theo dõi dự phát triển của bé hàng ngày theo bảng so sánh sự phát triển trung bình của trẻ để bạn cho thể lựa chọn được những thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Bạn không cần lo lắng tuần thứ mấy thì có tim thai bởi các công nghệ siêu âm hiện đại sẽ giúp bạn theo dõi từng giai đoạn phát triển của bé! Chúc các mẹ và bé khỏe mạnh.

Tư thế ngủ tốt cho thai nhi

Thông thường trong cuộc sống mỗi bà bầu thường muốn làm thế nào để tốt cho thai nhi và sức khỏe của sinh sản. Vì vậy có nhiều bà mẹ đang thăc mắc không biết liệu tư thế ngủ như thế này của mình đã đúng hay chưa đã phù hợp với tình hình phát triển của thai nhi hay chưa? Vậy nên để giải đáp thắc mắc ấy những bà mẹ trẻ nên lưu ý tới những tư thế ngủ tốt cho thai nhi sau đây 


Tư thế ngủ tốt cho thai nhi

Thông thường trong tất cả mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi thì mẹ bầu luôn phải nằm nghiêng mình về bên trái. Khi mẹ bầu lựa chọn tư thế ngủ tốt cho thainhi thường đi kèm với những chiếc gối. Bởi vì nếu trong quá trình mang thai bạn sẽ khó chịu khi lựa chọn tư thế nằm. Cho nên hãy sử dụng gối để nghiêng một bên sau lưng của bạn vừa giúp bạn có thể thoải mái vừa có thể lưu thông mạch máu đỡ đau lưng.Ngoài ra dùng gối để ở giữa hai chân của bạn.

Tư thế ngủ tốt cho thai nhi trong mỗi chu kì

- Trong tháng 3 tháng đầu bạn có thể nằm ngửa vì lúc này trọng lượng cơ thể của thai nhi cũng không đáng kể cho nên việc bạn nằm ngửa không ảnh hướng lắm cho quá trình sau này

- Trong ba tháng giữa chu kỳ của thai nhi: đây là chu kỳ quan trọng bởi vì thai nhi đang trong quá trình phát triển và hình thành.Vậy nên mỗi mẹ bầu nên quan tâm chú ý thới sức khỏe cũng như chế độ ăn uống, ngoài ra việc lựa chọn tư thế ngủ tốt cho thai nhi lại là điều đáng phải lưu ý. Ở giai đoạn này bạn không nên nằm sấp , nằm ngửa hay ngồi gực xuống bàn như vậy sẽ có tác hại lớn đến thai nhi .Bởi thế mẹ bầu cần phải lựa chọ tư thế tốt cho thai nhi như nằm nghiêng sang trái ngoài ra đối với mẹ bầu mang song thai nên dùng gói kê ở chân để lưu lượng máu cũng nhu chất dinh dưỡng cung cấp đủ cho thai nhi. Đây chính là tư thế tốt nhất cho thai nhi ở giai đoạn này

- Trong ba tháng cuối của chu kỳ: đây là một bước ngoặt mới của quá trình mang thai vì vào những tháng cuối mẹ bầu gần lâm bồn tử cung sẽ di chuyển về phía bên phải vì vậy tư thếnằm ngủ tốt cho thai nhi là nằm nghiêng sang trái để tránh áp lực của thai nhi đè lên cột sống ,đường ruột gây tình trạng đau lưng và có thể dẫn đến bệnh trĩ. Chú ý trong giai đoạn này mẹ bầu không nên nằm nghiêng sang bên phải vì tử cung cũng đang di chuyển về bên phải nên dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, không đáp ứng đủ lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng cho thai nhi .

Thông qua bài viết mong mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình được một tư thế ngủ tốt cho thai nhi để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như bé.


Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể thai phụ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Do đó, thai phụ có thể sẽ ngủ rất ngon rất sâu và ngủ với bất kì tư thế nào. Tuy nhiên, thai càng lớn thì nỗi lo của thai phụ càng nhiều do không biết khi mình ngủ mình có nằm sai tư thế hay không dẫn đến thai nhi bị dị tật sau này thì tội nghiệp lắm. Vậy những tư thế nằm tốt cho bà bầu là những tư thế nào? Nếu bạn còn đang băn khoăn thì ngay bây giờ hãy đọc bài viết này để có câu trả lời cho chính mình bạn nhé!


Những tư thế nằm tốt dành cho bà bầu suốt thai kì

Trong suốt thời kì mang thai bạn nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho thai nhi nhiều hơn. Khi nằm bạn cần chú ý: nghiêng hoàn toàn hoặc nghiêng một nửa về bên trái, chân trái phải luôn được giữ thẳng còn chân phải bạn có gập lại hoặc duỗi thẳng đều được. Đây là tư thế nằm tốt cho bà bầu trong suốt thời kì mang thai đó. Tư thế này giúp việc lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết cho các mẹ mang thai. Bởi vì sức nặng của thai nhi lúc này không đè lên các tĩnh mạch gây cản trở lưu thông máu. Ngoài ra, hiện tượng sung mắt cá chân, tay ở thai phụ cũng sẽ được giảm tối đa khi nằm ngủ ở tư thế này. Nếu bạn cảm thấy mỏi thì bạn có thể lót một chiếc gối ở dưới lưng hoặc để gối ở giữa hai chân để làm giảm áp lực đè lên khung xương chậu.

Những tư thế nằm tốt theo giai đoạn

Sẽ có ba giai đoạn cho các tư thế nằm tốt cho bà bầu. Ở giai đoạn ba tháng đầu của thai kì, thai phụ có thể nằm ngủ với bất kì tư thế nào nhưng tuyệt đối không nên nằm ngủ ôm gối sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ở giai đoạn ba tháng giữa của thai kì, đối với những thai phụ mang đơn thai có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa nhưng đối với những thai phụ mang song thai thì chỉ nên nằm nghiêng trái. Ở ba tháng cuối của thai kì, tất cả các thai phụ đều phải nằm nghiêng bên trái, nếu nằm qua lâu cảm thấy mỏi thì có thể kê gối dưới chân giúp lưu thông máu tốt hơn; tuyệt đối tránh tư thế nằm ngửa, nằm sấp và nằm nghiêng phải ở giai đoạn cuối này.

Hy vọng những chia sẻ về các tư thế nằm tốt cho bà bầu ở trên có thể giúp bạn chăm sóc thai nhi tốt hơn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi.